Bị rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ ở TRẺ EM, NGƯỜI GIÀ, NAM GIỚI, NỮ GIỚI và cách khắc phục
Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Hiện tượng tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu ở phụ nữ, nam giới, người già và trẻ em là do đâu?
Danh Mục
1. Tìm hiểu bệnh tiểu không tự chủ là gì?
Đi tiểu không tự chủ hay són tiểu, tiểu không kiểm soát được biết tới là tình trạng bị rò rỉ nước tiểu. Phần lớn các trường hợp hay bị rỉ nước tiểu, tiểu són không tự chủ là phụ nữ. Lý do là vì cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn hơn so với nam giới, vì thế mà khả năng giữ nước trong bàng quang và niệu đạo cũng kém hơn. Chưa kể phụ nữ còn trải qua quá trình mang thai và sinh con khiến cho bàng quang bị chèn ép trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng bàng quang giãn ra.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng là đối tượng rất dễ mắc chứng tiểu không tự chủ. Đây là hậu quả tất yếu khi cơ thể lão hóa. Người già thường đi tiểu không tự chủ vào ban đêm dẫn tới mất ngủ triền miên. Tình trạng tiểu không tự chủ có thể điều trị được nên người bệnh không cần phải quá lo lắng.
1.1. Nguyên nhân tiểu không tự chủ
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng tiểu không tự chủ ở mọi đối tượng bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Sử dụng thuốc lợi tiểu
- Rối loạn cơ vùng sàn chậu (thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai nhiều lần)
- Táo bón mạn tính
- Tắc nghẽn lỗ thông bàng quang do sỏi hoặc khối u
- Tín hiệu thần kinh truyền từ não đến bàng quang và niệu đạo gặp vấn đề
Chứng tiểu không tự chủ có thể phân thành 3 loại:
- Tiểu không tự chủ do áp lực, gắng sức: tình trạng tiểu không tự chủ này thường có biểu hiện là nước tiểu rò rỉ khi có các hành động gây áp lực lên vùng bụng như ho, hắt hơi, chạy, nhảy, cười lớn, tập thể dục
- Són tiểu cấp kỳ: bàng quang tăng hoạt làm tăng cảm giác buồn tiểu khẩn cấp, không kiềm chế được nước tiểu.
- Tiểu không kiểm soát hỗn hợp: dạng kết hợp của 2 dạng trên
1.2. Triệu chứng rỉ nước tiểu
Người mắc chứng tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu thường có các biểu hiện:
- Đi tiểu rỉ nước
- Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu gấp
- Đi tiểu thường xuyên, tần suất nhiều hơn bình thường
- Hay tiểu đêm
- Có cảm giác đau rát khi đi tiểu
- Bị rò rỉ nước tiểu khi đi ngủ, khi hoạt động mạnh
2. Bệnh tiểu không tự chủ ở nữ giới
Tỷ lệ phụ nữ tiểu không tự chủ khá cao và thường xuyên gặp rắc rối do rò rỉ nước tiểu ở nữ giới. Bị són tiểu ở phụ nữ là tình trạng có thể gặp khi chị em mang thai hoặc sau khi sinh con. Rò rỉ nước tiểu ở nữ giới khiến chị em khó chịu và tự ti trong cuộc sống. Vậy bệnh són tiểu ở nữ giới là gì? Bị són tiểu ở nữ nguyên nhân do đâu? Dược sĩ Omi sẽ giúp chị em trả lời những thắc mắc liên quan tới vấn đề phụ nữ tiểu không tự chủ.
2.1. Tiểu không tự chủ khi mang thai
Chứng rò rỉ nước tiểu khi mang thai thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính, một là sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ đầu hoặc cuối thai kỳ, hai là do trọng lượng của thai nhi. Khi mang bầu, hormone thay đổi làm tăng lượng nước tiểu, tử cung mở rộng, dẫn tới bàng quang chịu áp lực lớn.
Vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi lớn và có xu hướng dịch chuyển xuống dưới, đè vào bàng quang nên mẹ bầu thường có cảm giác buồn tiểu. Các mẹ chú ý rò rỉ nước tiểu khi mang thai khác với rò ối, nhất là ở những tháng cuối. Vì thế các mẹ cần hết sức cẩn thận và chú ý theo dõi thật kỹ, nếu có biểu hiện rỉ ối phải liên hệ với bác sĩ ngay.
2.2. Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
Tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh là do cơ bàng quang suy yếu và các dây thần kinh xung quanh bàng quang cũng như các mô hỗ trợ cũng bị giãn ra, giảm trương lực. Trường hợp các chị em đẻ thường và phải rạch, khâu tầng sinh môn cũng có thể bị rò nước tiểu hoặc bí tiểu sau sinh.
3. Đi tiểu không tự chủ ở nam giới
Rò rỉ nước tiểu ở nam giới thường xảy ra ở những người gặp vấn đề liên quan tới tuyến tiền liệt như phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt. Nam giới béo phì, hay hút thuốc cũng có nguy cơ tiểu không tự chủ.
4. Tiểu không tự chủ ở người già
Ở người già, chức năng thận và bàng quang suy yếu, hoạt động kém hơn, cơ vòng bàng quang khó kiểm soát và giữ nước tiểu bên trong nên dẫn tới rò rỉ nước tiểu. Tình trạng tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu ở người già có nguy cơ làm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang và suy thận nếu không điều trị sớm.
5. Tiểu không tự chủ ở trẻ em
Tiểu không tự chủ ở trẻ thường gặp ở nhóm các bé dưới 6 tuổi và các bé từ 6-12 tuổi. Đối với nhóm trẻ dưới 6 tuổi, các chuyên gia cho biết đây là hiện tượng bình thường bởi các cơ quan như bàng quang và hệ ý thức của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ vẫn thường đái dầm, rỉ nước tiểu ra ngoài vào ban đêm. Vì thế tiểu không tự chủ ở trẻ dưới 6 tuổi không phải bệnh lý nghiêm trọng, cha mẹ không cần phải quá lo lắng.
Đối với nhóm trẻ từ 6-12 tuổi, nếu bé vẫn thường xuyên đái dầm hoặc tiểu không tự chủ thì đây là dấu hiệu của bệnh lý. Bên cạnh đó, có những nguyên nhân khiến trẻ tiểu không tự chủ mà ba mẹ nên chú ý như: táo bón, tâm lý căng thẳng, ăn uống không hợp lý, uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
6. Cách điều trị tiểu không tự chủ
Có rất nhiều cách chữa bệnh tiểu không tự chủ, trong đó có phương pháp sử dụng thuốc nam chữa bệnh tiểu không tự chủ được nhiều người áp dụng. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở nữ giới, nam giới, người già và trẻ nhỏ có chứa thành phần thảo dược tự nhiên, phù hợp với thể trạng của người Việt.
Các sản phẩm giúp khắc phục chứng tiểu không tự chủ sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan tới thận, tuyến tiền liệt (ở nam giới), cải thiện chức năng của bàng quang. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm như:
- Ích Tiểu Vương
- Ích Thận Vương
- Ích Niệu Khang
- Viên Uống Vương Bảo
Các sản phẩm kể trên được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như cao chi tử, cao trinh nữ hoàng cung, chiết xuất mầm đậu nành, chiết xuất hạt bí ngô, cao bạch tật lê, cao hải trung kim, cao sài hồ nam, cao náng hoa trắng, cao hoàng kỳ, bạch phục linh, cao linh chi đỏ,…cùng các dưỡng chất khác giúp cải thiện hoạt động của thận, bàng quang và giảm nguy cơ suy thận, viêm niệu đạo.